• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Ngày đăng

Hiện nay, toàn hệ thống LĐLĐ tỉnh Phú Yên có 7.915 cán bộ CĐCS, trong đó nữ 3.089 người (tỷ lệ 39,03%), 5.255 người là đảng viên (tỷ lệ 66,39 %); gồm 1.377 chủ tịch, phó chủ tịch, 2.606 UV.BTV, UV.BCH CĐCS, 78 chủ tịch và phó chủ tịch CĐBP, 3.249 tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn, 642 trưởng các ban quần chúng, 1.352 Ủy viên UBKT CĐCS; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ CĐCS đều đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, gồm: 406 cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên, chiếm tỷ lệ 5,13%; 4.747 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 59,97%; 1.145 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 1.4,47%; 543 cán bộ có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 6,86 % ; 1.074 cán bộ được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 13,57%  trên tổng số cán bộ CĐCS;

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, có tinh thần trách nhiệm cao vì tổ chức công đoàn, làm tròn trách nhiệm là đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và CNVCLĐ. Cán bộ Công đoàn cơ sở phần lớn có uy tín trong hoạt động chuyên môn, nhiệt tình trong công tác Công đoàn, nên trong những năm qua, hoạt động của các CĐCS được tổ chức có chất lượng, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh hiện nay hoạt động kiêm nhiệm, ít được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động công đoàn, nên việc tổ chức, triển khai các hoạt động công đoàn tại cơ sở chủ yếu bằng kinh nghiệm, thói quen truyền đạt từ người đi trước truyền lại, nên dẫn đến hiệu quả hoạt động đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hiện nay.

Thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ, ngày 04/3/2010 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020, trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh và các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đã quan tâm tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ  nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, với số lượng bình quân hàng năm tổ chức được khoảng 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho khoảng trên 2.500 lượt cán bộ công đoàn cơ sở.

Qua đó, đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn tại cơ sở. Tuy nhiên, qua tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ, thì công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bố trí thời gian tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở chưa phù hợp so với nội dung tập huấn cần truyền tải đến cán bộ công đoàn. Có đơn vị làm còn hình thức, chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, kính phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đảm bảo tỷ lệ được cho phép theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam (15% kinh phí hoạt động hàng năm). Nhiều đơn vị số thu kinh phí ít nên không tự tổ chức mà hoàn toàn phụ thuộc vào cấp trên.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm nên bị động trong việc sắp xếp thời gian theo học các khoá tập huấn, bồi dưỡng do công đoàn cấp trên tổ chức. Cán bộ được cử đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, vẫn còn trường hợp cán bộ công đoàn chỉ có mặt những buổi đầu, còn các buổi tiếp theo thường vắng mặt không tham gia, nên việc tiếp cận với lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động công đoàn không đầy đủ, khi về cơ sở tổ chức các nội dung hoạt động vẫn còn lúng túng.

Thứ ba, đối với báo cáo viên khi lên lớp trao đổi kiến thức, nghiệp vụ còn dàn trải, chưa phân biệt rõ đối tượng để hướng dẫn nghiệp vụ, bài giảng còn thiếu thực tế, thiếu kỹ năng, chưa lồng ghép một cách nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn nên chưa thu hút được người nghe.

Thực hiện chủ đề hoạt động công đoàn năm 2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam là “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở” và nhằm nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, trong thời gian tới, các cấp công đoàn cần quan tâm, triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Một là: Các cấp công đoàn phải thật sự quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, vì đội ngũ này hoạt động kiêm nhiệm, nên việc học tập, nghiên cứu về lý luận và nghiệp vụ, kỹ năng công tác công đoàn còn hạn chế, vì vậy cần phải được trang bị một các đầy đủ về kiến thức, về kỹ năng để cán bộ công đoàn cơ sở có điều kiện, chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị đạt kết quả tốt nhất.

Hai là: Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành phần tham gia tập huấn, không nhất thiết phải lặp đi lặp lại một hoặc hai thành phần. Bố trí thời gian hợp lý để cán bộ tham gia tập huấn được nghe các nội dung một cách hoàn chỉnh, tránh gò ép, hình thức, dàn trải và cần bố trí nguồn kinh phí một cách hợp lý cho công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở.

Ba là: Đối với cán bộ công đoàn cơ sở khi được mời tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần sắp xếp công việc, dành thời gian để tham gia tập huấn. Vì thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ là để giúp cho cán bộ CĐCS có nhận thức và hiểu biết một cách đầy đủ về nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn để khi tổ chức hoạt động thực tế tại cơ sở không bị lúng túng.

Bốn là: Để cán bộ công đoàn cơ sở được trang bị một cách đầy đủ về nghiệp vụ công tác công đoàn, đội ngũ báo cáo viên cần phải xác định rõ đối tượng học viên, để trên cơ sở đó xây dựng giáo trình cho phù hợp, hạn chế bớt lý luận dàn trải, cần đi vào cụ thể những nội dung công việc thực tế, kỹ năng hoạt động, giúp cho cán bộ Công đoàn cơ sở có tư duy đầy đủ để tổ chức hoạt động hoặc giải quyết các tình huống có thể phát sinh tại CĐCS.

Đội ngũ báo cáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tích cực trong tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở. Bởi vì, khi áp dụng phương pháp này sẽ không gây nhàm chán, nặng nề trong mỗi buổi học và chất lượng tiếp thu bài giảng thông qua làm việc, thảo luận nhóm được nâng cao. Song phương pháp này có khó khăn khi tổ chức tập huấn cho số lượng học viên nhiều, với thời gian hạn chế. Mặt khác, để thay đổi phương pháp tập huấn sẵn có từ lâu là điều không dễ dàng, vì vậy cần có sự ủng hộ từ các cấp công đoàn, đặc biệt BCH, lãnh đạo CĐCS và sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên về báo cáo viên, về điều kiện thực hiện các lớp tập huấn theo phương pháp tích cực.

Tóm lại, trong thời gian tới, các cấp công đoàn cần phải quan tâm đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở; nhằm kịp thời xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam trong thời gian tới; góp phần củng cố vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển chung của đất nước./.

Tác giả: Ban Tổ chức - UBKT LĐLĐ tỉnh

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top