• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Bài phát biểu của Đ/c Phan Quốc Thắng - UVBCH TLĐ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh tại Lễ Mít tinh kỷ niệm 135 Năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 -01/5/2021) và phát động Tháng Công nhân 2021

Ngày đăng

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp tăng nhanh; ở một số nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ...phát triển mạnh mẽ. Cùng với những bước tiến của nền kinh tế tư bản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.


Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, C.Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là một nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh - nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

Nước Mỹ, từ một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào châu Âu, đã mở rộng sản xuất, nhanh chóng phát triển trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Thành phố Chi-ca-gô trở thành trung tâm thương nghiệp của Mỹ. Nước Mỹ lao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản quyết liệt. Các guồng máy chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 - 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng 1/2 nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày.

Ngày 1/5/1886, tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ), hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của công nhân khắp nước Mỹ lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan…tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 1/5/1890 lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “Ngày làm 8 giờ”, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày Lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới; là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam, giúp công nhân lao động (CNLĐ) Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng Mười Nga và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ngày 1/5/1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công nhân Đà Nẵng biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô - Viết.

Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh công - nông. Phong trào đấu tranh ngày 1/5/1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 - 1931. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn, vận động của Công hội đỏ, công nhân cùng nông dân mít tinh biểu tình kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, đấu tranh đòi quyền lợi, bày tỏ tình đoàn kết với CNLĐ thế giới.

Ngay sau khi giành được độc lập tháng 8/1945, vào ngày 18/2/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 22c quy định ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Ngày 29/4/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 56 quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức kỷ niệm trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động (1/5) hằng năm là một trong những ngày lễ lớn của đất nước, ngày hội của GCCN và nhân dân lao động Việt Nam.

Kể từ sau năm 1975, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Việt Nam ngày càng có ý nghĩa khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4. Đây là dịp giai cấp công nhân và nhân dân lao động cả nước ôn lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước để bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người đã có công lao rất to lớn giúp nhân dân ta ý thức được ý nghĩa lịch sử và tác động của việc kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, từ đó càng thêm quyết tâm đi theo con đường cách mạng do Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua 35 năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), GCCN Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.

Công tác Công đoàn và phong trào công nhân trong cả nước đã đạt được kết quả toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Công đoàn đã có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động mới như: Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động; xây dựng các thiết chế công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá… cho người lao động. Đã có nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ thống chính trị giải quyết những vụ, việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, quyền lợi, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động. Tổ chức đối thoại, thương lượng thoả ước lao động tập thể, góp phần bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, số lượng đoàn viên tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước, xuất hiện nhiều hình thức tập hợp công nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở rộng khắp trong các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công đoàn đang được hoàn thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao. 

Hôm nay, CĐ Phú Yên ôn lại truyền thống Ngày Quốc tế lao động 1/5, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam cùng đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Phú Yên trong tiến trình đổi mới, với tinh thần tương thân tương ái, khắc phục khó khăn của một tỉnh còn nhiều khó khăn, phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ luôn giữ vững và phát triển; công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ theo phương châm “Lấy đoàn viên công đoàn làm đối tượng vận động”, “Lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động”. CĐ Phú Yên đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực với năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, cùng với việcđẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn tại địa phương, cơ quan, đơn vị thu hút đông đảo CNVCLĐ hưởng ứng tham gia và đạt nhiều thành tựu to lớn trên các mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh nhà.

Ngày 24/02/2012 Ban Bí thư TW Đảng ra Thông báo số 77-TB/TW về lấy tháng 5 hàng năm làm“Tháng Công nhân”; Ngày 25/12/2013 Bộ Chính trị có Kết luận số 79/KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 6 (khóa X) về giai cấp công nhân gắn với thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết TW 7 (khóa XI) về công tác dân vận trong tình hình mới; Ngày 24/10/2014 Chính phủ ban hành  Nghị định 98/2014/NĐ-CP quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới; …đã làm chuyển biến nhận thức, tư tưởng, đạo đức, tác phong của đoàn viên, NLĐ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đây chính là cơ sở quan trọng để phong trào Công nhân và hoạt động Công đoàn thay đổi mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở Quốc tế lao động 1/5, đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo NLĐ,  góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

Năm 2021, là năm thứ mười triển khai thực hiện Thông báo kếtluận số 77-TB/TW,  ngày 24/2/2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, lấy tháng 5 hàng năm là “Tháng Công nhân”, tiếp tục thực hiện Công văn số 210/CV- TU, ngày 11/4/2012 của BTV Tỉnh ủy Phú Yên về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai “Tháng Công nhân” trên địa bàn tỉnh. Bám sát chủ đề Tháng công nhân năm 2021:“ Đoàn kết - Sáng tạo - Vượt khó phát triển” Các cấp CĐ không ngừng tổ chức các hoạt động thiết thực mỗi chương trình, hoạt động có những điểm nhấn mang lại cảm xúc ấm áp hạnh phúc cho đoàn viên người LĐ  cụ thể: Qua 10 năm tổ chức thực hiện Tháng Công nhân, các cấp CĐ bằng các nguồn lực Quỹ Tấm lòng vàng Báo LĐ, Quỹ Mái ấm CĐ, Quỹ tấm lưới nghĩa tình, các tổ chức, đơn vị và Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã hỗ trợ thăm và tặng quà cho 2.873 cán bộ, đoàn viên, người LĐ các cháu con CNVCLĐ và ngư dân bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn LĐ, hỗ trợ cho đoàn viên CĐ xây dựng và sửa chữa 58 ngôi nhà bị hư hỏng do bão lụt do hoàn cảnh khó khăn, tặng 2.500 cặp phao cứu sinh cho học sinh các vùng lũ và trên 20 ngàn quyển vở cho các cháu học sinh vùng sâu vùng xa.....tổng số tiền các cấp công đoàn tập trung cho hoạt động Tháng công nhân trên 3,5 tỷ đồng. LĐLĐ tỉnh phối hợp CĐ ngành Y tế, Chi Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức khám sức khỏe, siêu âm tầm soát ung thư và cấp phát thuốc miễn phí cho 6.587 lượt CNLĐ tại các Doanh nghiệp đông LĐ và các Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, số tiền cấp phát thuốc trị giá hơn 350 triệu. Phối hợp Siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa, Bưu điện thành phố, VNPT tổ chức bán hàng bình ổn giá cho CNLĐ tại 3 Khu CN, thu hút 5.5000 lượt CNLĐ và nhân dân mua hàng, CN LĐ được hưởng lợi từ các dịch vụ trên trị giá 110 triệu đồng.Phối hợp Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Dạy nghề Công đoàn tổ chức sát hạch và cấp giấy phép lái xe mô tô A1 cho hàng ngàn CNLĐ.

Thiết thực hưởng ứng chủ đề năm 2021, do Thủ tướng Chính phủ phát động, “Đoàn kết, kỹ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”. Thông qua Chương trình Tháng công nhân, các cấp công đoàn sẽ góp phần tạo động lực để CNVCLĐ phát huy tính sáng tạo xây dựng thói quen ý thức cải tiến và nâng cao năng lực làm việc góp phần cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt khó, phát triển và đạt mục tiêu cùng có lợi cho người sử dụng lao động và người lao động.                                            

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó, thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tôi kêu gọi cán bộ, đoàn viên, người lao động, các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động hưởng ứng “Tháng Công nhân” năm 2021, lập thành tích xuất sắc chào mừng các sự kiện và các ngày lễ trọng đại của đất nước, của tỉnh để giai cấp công nhân Việt Nam luôn xứng đáng là người lãnh đạo cách mạng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân giao phó.

Trong thời gian tới, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung và CNVCLĐ Phú Yên nói riêng, đứng trước thời cơ mới, thách thức mới khi đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng; khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực hiện. Vì vậy, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, trong đócác cấp công đoàn tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là, chăm lo, làm tốt nhiệm vụ xây dựng giai cấp Công nhân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, và trình độ cách mạng của giai cấp công nhân; đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân.

Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong việc tham gia với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến NLĐ; thương lượng với người sử dụng lao động và tổ chức tốt việc ký kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tốt các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.

Bốn là, chủ động phối hợp với chính quyền phát động sâu rộng và tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; động viên đông đảo CNVC và NLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế xã hội.

Năm là, xây dựng bộ máy tổ chức công đoàn các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Tôi tin tưởng rằng với tình cảm và trách nhiệm cùng sự quyết tâm của mình, các cấp Công đoàn, các doanh nghiệp sẽ tích cực tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực để góp phần từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ, đoàn viên và người LĐtất cả vì mục tiêu cho sự phát triển bền vững của đơn vị, doanh nghiệp tỉnh nhà./.

Tác giả: Bài: Ban TG- NC LĐLĐ tỉnh

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top