Hoạt động mang tính hiệu quả, lâu
dài
Bằng chính kinh nghiệm của mình, Ban
Nữ công suy nghĩ làm sao để hoạt động an sinh xã hội hướng đến hiệu quả lâu
dài.
Điển hình, với chương trình ngân
hàng bò giống “Trao cần câu, không trao con cá”, nữ công đã vận động các đơn vị
đóng góp để mua 18 con tặng cho hộ phụ nữ nghèo. Trong đó, 10/18 con đã sinh sản.
Nhờ đó, nhiều hộ phụ nữ đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, 04 tổ nữ công với 04 hoạt
động xuyên suốt 05 năm qua. Nổi bật là “Bữa cơm yêu thương” hàng quý tại Bệnh
viện Sản Nhi Phú Yên, chăm sóc các cụ già ở Trung tâm bảo trợ xã hội Phú Yên;
quyên góp quần áo, sách giáo khoa cũ cho trẻ em và phụ nữ nghèo miền núi; tặng
xe đạp và đồ dùng học tập cho trẻ em vùng dân tộc. Ngoài ra, chương trình “Heo
đất yêu thương” đã được các Tổ nuôi bằng cách vận động CBCNV cùng tham gia.
Bên cạnh đó, chương trình “Thắp sáng
đường quê” tại xã An Lĩnh, huyện Tuy An và buôn Bai, huyện Sông Hinh đã được
các chị vận động đóng góp cùng với Đoàn Thanh niên, Công đoàn các Điện lực. Công
trình “Mái che tại Trường Mầm non Buôn Bai” là khởi đầu cho những vận động đóng
góp hoạt động thiện nguyện với trị giá 55 triệu. Chương trình này có sự tham
gia của Nữ công PC Bình Định, EVNCPC, EVN và Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên.
Điểm nhấn, Ban Nữ công đã phối hợp
chặt chẽ với LĐLĐ tỉnh Phú Yên với các hoạt động thiết thực như hỗ trợ dịch
Covid, giải cứu rau ở làng rau Ngọc Lãng, hỗ trợ công nhân các khu công nghiệp
có hoàn cảnh khó khăn, tặng vở và đồ dùng học tập nhân đầu năm học mới và nhiều
chương trình khác.
Cũng với sự tin tưởng của Công đoàn Công ty, Ban Nữ công là đầu mối trong chương trình "Phúc lợi đoàn viên" với việc vận động CNVCLĐ tham gia mua hàng hàng quý và duy trì 04 năm qua được 7.800 sản phẩm với số tiền gần 400 triệu đồng.
Với uy tín qua những việc làm thiết
thực, Ban Nữ công đã vận động CNVCLĐ, các CĐ trực thuộc, các mạnh thường quân
để triển khai nhiều hoạt động khác như thăm và động viên các cháu khuyết tật và
ủng hộ bếp ăn tại Trường Niềm Vui Phú Yên: 06 tháng/lần; tặng quà cho các cụ
già bị khuyết tật huyện Tây Hòa; tặng xe đạp, quần áo, sách vở và đồ dùng học
tập cho các cháu mồ côi và các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
Nét riêng trong các chương trình an
sinh xã hội
Với điểm nhấn, trang phục tham gia
các chương trình là đồng phục Công ty và đồng phục nữ công. Việc này đã gây ấn
tượng mạnh với địa phương và tạo cảm giác trân trọng với người nhận. Đặc biệt
hơn, các hoạt động đều có sự tham gia của Nữ công,
Hội CCB, ĐTN và CBCNV. Đây không phải là hoạt
động ép buộc mà là sự vui vẻ tham gia từ nguồn tự vận động đóng góp với nhiều
hoạt động đa dạng. Quan trọng, hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm của của Nữ
công các đơn vị bạn, của Nữ công EVNCPC và nữ công Công đoàn EVN. Đặc biệt, Nữ
công còn có các hoạt động hỗ trợ kèm theo chương trình từ thiện của Công ty.
Điển hình, Công ty tặng nhà tình nghĩa, Ban Nữ công vận động các đơn vị hỗ trợ
xi măng xây nhà, lắp đặt hệ thống điện, tặng nồi cơm điện, đồ dùng thiết yếu,…;
với chương trình tặng bê giống, các chị vận động các đơn vị sửa chữa hệ thống
điện trong nhà, tặng quà là thiết bị điện,…
Với nhiều hoạt động đa dạng mang màu
sắc riêng đã thu hút các mạnh thường quân trong và ngoài Công ty tham gia và
định kỳ gửi kinh phí để hoạt động.
Nét riêng nữa,
Ban Nữ công đã lựa chọn đối tượng tập trung vào trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh
khó khăn và khuyết tật; nhờ địa phương hỗ trợ lựa chọn đối tượng. Mỗi chương
trình tham gia, Nữ công đã suy nghĩ nên tặng gì thiết thực, sử dụng lâu dài và
phù hợp với từng đối tượng. Sau khi trao tặng, Nữ công và các đơn vị trở lại hỏi
thăm và kiểm tra tính hiệu quả của mỗi chương trình. Trên cơ sở tìm hiểu hoàn
cảnh của đối tượng, Bna Nữ công tham mưu cử thành phần phù hợp để tham gia và
lựa chọn dịp để trao tặng cho thật ý nghĩa.
Kết quả, các hoạt động đã tác động
mạnh mẽ về tính nhân văn trong CBCNV, các đơn vị. Đặc biệt, chương trình đã thu
hút đông đảo CBCNV trong và ngoài đơn vị tham gia; lan tỏa đến các cơ quan báo
chí; nhiều chị đề nghị tăng số lần các chương trình từ thiện. Điểm nổi bật, khi
vận động, CBCNV và các đoàn thể hưởng ứng nhanh; hoạt động thường xuyên, liên
tục và đa dạng và nhiều hoạt động trở thành “thương hiệu”.