• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Đưa người lao động và công đoàn trở lại là một nhân vật trung tâm của văn học

Ngày đăng

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn được tổ chức trong vòng 2 năm từ năm 2021 - 2023. Thời hạn nhận bài từ tháng 11/2021 đến hết tháng 8/2023. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến vào quý IV/2023 - dịp Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Các tác phẩm sẽ được lựa chọn đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Lao Động và Hội Nhà văn Việt Nam

Sáng nay (23/11) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức họp báo phát động cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Đồng chủ trì họp báo có các ông: Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Tổng Biên tập Báo Lao động.

Thông tin tại Họp báo, ông Hoàng Lâm – UV Ban Biên tập, Tổng Thư ký toà soạn Báo Lao Động nhấn mạnh, cuộc thi nhằm động viên, tạo cơ hội để các nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên, người lao động trong và ngoài nước sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh thực tiễn phong phú, nhiều màu sắc về đời sống, viêc làm của người công nhân, khích lệ, động viên công nhân hăng say lao động đổi mới, sáng tạo.

Đối tượng tham gia là công dân Việt nam ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động.

Các tiểu thuyết và truyện ngắn tham gia cuộc thi phải là tác phẩm hoàn chỉnh, dạng bản thảo chưa công bố hay tham dự một cuộc thi nào trước đây và không tham dự các cuộc thi khác cho đến khi kết thúc. Cuộc thi được tổ chức trong vòng 2 năm từ năm 2021 - 2023. Thời hạn nhận bài từ tháng 11/2021 đến hết tháng 8/2023. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến vào quý IV/2023 - dịp Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Các tác phẩm sẽ được lựa chọn đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Lao Động và Hội Nhà văn Việt Nam.

Tổng giải thưởng của cuộc thi lên tới khoảng 2,5 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa. Trong đó, 15 giải thuộc thể loại truyện ngắn, gồm 01 giải đặc biệt trị giá 200.000.000 đồng; 01 Giải nhất trị giá 150.000.000 đồng; 02 giải nhì trị giá 100.000.000 đồng/giải; 03 giải ba trị giá 50.000.000 đồng/giải và 08 giải khuyến khích trị giá 20.000.000 đồng/giải. Thể loại tiểu thuyết có 14 giải, trong đó 01 giải đặc biệt lên tới 400.000.000 đồng; 01 Giải nhất trị giá 300.000.000 đồng; 02 giải nhì trị giá 150.000.000 đồng/giải; 03 giải ba trị giá 100.000.000 đồng/giải và 07 giải khuyến khích: 30.000.000 đồng/giải. Ngoài các giải thưởng chính thức, Ban Tổ chức sẽ trao một số giải chuyên đề khác.

Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo của cuộc thi gồm những nhà văn, nhà phê bình văn học có uy tín, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong nhiều năm qua, mảng đề tài văn học viết về người lao động, công nhân, công đoàn, nhất là những người lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp, cuộc sống người lao động trước tác động của dịch COVID-19…còn rất thiếu. Cùng với việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, việc tổ chức Cuộc thi góp phần tôn vinh những người lao động, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, là hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị, về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, triển khai tinh thần, nhiệm vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

"Công nhân là những con người đóng góp thầm lặng để xây dựng từng tòa nhà khang trang, tạo ra từng đồng đôla xuất khẩu… Qua cuộc thi giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với người lao động và đất nước”, ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Tại Họp báo, ông Nguyễn Bình Phương, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam chia sẻ, dòng văn học viết về công nhân và người lao động từng phát triển khá mạnh mẽ và hội tụ hàng trăm tác giả lớn. Qua thời gian, đề tài này "hơi lùi lại ở trong văn học".

Ông cũng cho biết đợt dịch vừa qua bộc lộ nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống của người lao động, công nhân. Câu hỏi về sự bền vững trong công việc của họ gây nhức nhối không chỉ cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mà cho cả những nhà văn.

"Hội Nhà văn và những người yêu văn học rất suy nghĩ. Chúng tôi thấy cần phải lên kế hoạch đưa người lao động và công đoàn trở lại thành một trong những nhân vật trung tâm của văn học, cùng những nhân vật khác", ông Phương nói.

Tại kế hoạch số 152 /KH-TLĐ ngày 23/11/2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam quy định người tham dự cuộc thi cam kết chịu trách nhiệm về quyền tác giả và sở hữu trí tuệ của tác phẩm.

Tác phẩm dự thi sẽ thuộc quyền sử dụng của Ban Tổ chức, được chọn đăng trên Báo Lao động, Báo Văn nghệ kể từ khi được Ban Tổ chức cuộc thi chấp nhận, được xuất bản và được hưởng chế độ nhuận bút 1 lần theo quy định. Các tác phẩm không được sử dụng, Ban Tổ chức không trả lại bản thảo. 

  Trong thời gian diễn ra cuộc thi, Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng miễn phí các tác phẩm tham dự để quảng bá cho cuộc thi.

  Sau thời gian cuộc thi, Ban Tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm gửi đến dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, kể cả việc xây dựng thành phim.

Tra cứu kế hoạch tại file đính kèm

Tải về máy: KẾ HOẠCH VĂN HỌC (ban chinh thuc)(2).doc

Nguồn tin: http://www.congdoan.vn/

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top